Rạn da đang khá phổ biến đặc biệt ở phụ nữ sau sinh. Các vết rạn làm ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt. Vậy rạn da là gì? Có các nguyên nhân nào? Nên điều trị rạn da bằng phương pháp nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
I. Tìm hiểu chung về rạn da
1. Rạn da là gì?
Rạn da là những vết rạn nhỏ, những đường sọc hẹp xuất hiện trên da giống như các nét đứt gãy, các nếp nhăn. Chúng thường xuất hiện ở vùng bụng, đùi, hông, ngực hoặc mông, …

2. Nguyên nhân bị rạn da
Cấu tạo của da gồm 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Rạn da thường xảy ra ở lớp trung bì. Đây là nơi các mô liên kết tập trung, giúp tạo nên sự đàn hồi cho da.
Khi lớp trung bì này bị kéo căng quá mức trong thời gian dài sẽ khiến cho những chuỗi liên kết collagen và elastin bị đứt gãy. Điều này khiến cho tổ chức liên kết dưới da bị phá vỡ, da bị mất tính đàn hồi và dần xuất hiện những vết rạn trên bề mặt da.
3. Dấu hiệu nhận biết rạn da
Những vết rạn da không giống nhau. Chúng sẽ có sự thay đổi, tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện, nguyên nhân cũng như vị trí và loại da của người bị rạn. Tuy nhiên, nhìn chung thì các bạn có thể nhận diện những loại cơ bản phổ biến sau đây:
- Những sọc rạn màu hồng, đỏ, đen, xanh hoặc tím, nâu.
- Những đường rạn màu trắng, lõm vào da.
- Chúng nằm ở vùng bụng, ngực, mông, hông, đùi, tay, chân, …
- Các vết rạn bao phủ khắp vùng rộng lớn trên cơ thể.
4. Những mức độ bị rạn da
Các mức độ rạn da có thể được chia thành như sau:
- Trong giai đoạn đầu, chúng có màu đỏ, tím, đỏ tím, không ngứa hay đau rát.
- Giai đoạn 2, những vết rạn chuyển thành màu trắng hoặc thâm tạo thành những vết rạch lõm vào da. Chúng khiến da sần khi sờ vào.
5. Những ai dễ bị rạn da
Rạn da có thể xảy ra với bất kỳ ai. Và những đối tượng dễ bị rạn da chính là:

- Do di truyền
- Phụ nữ mang thai
- Tuổi dậy thì
- Tăng cân, béo phì hoặc giảm cân đột ngột
- Sử dụng thuốc có chứa corticosteroid
- Do tập thể hình không khoa học
- Cơ thể thiếu nước
- Mắc các hội chứng cushing, marfan, ehlers-danlos, các bệnh rối loạn tuyến thượng thận.
II. Các biện pháp phòng tránh rạn da
Rạn da có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên bạn có thể ngăn ngừa chúng bằng những cách như sau:
- Duy trì cân nặng vừa phải.
- Uống đủ nước.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Cung cấp các Vitamin A, E, C và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Tập luyện thể dục thể thao theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Không vận động quá sức và thiếu hợp lý.
- Sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm, cấp nước đầy đủ cho da.
- Massage và dưỡng ẩm da thường xuyên.
- Tẩy da chết.

III. Những cách trị rạn da
Điều trị rạn da thực ra không khó như bạn tưởng, nếu như bạn lựa chọn các biện pháp phù hợp. Và dưới đây là những cách để điều trị các vết rạn da thường được áp dụng.
1. Trị rạn da bằng phương pháp tự nhiên
Có nhiều nguyên liệu từ tự nhiên có thể được sử dụng để làm mờ và chữa các vết rạn da. Ví dụ như:
- Nha đam.
- Lòng trắng trứng.
- Đường trắng.
- Khoai tây.
- Dầu oliu.
Những biện pháp này đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa những nguyên liệu trên cũng rất dễ tìm.

Tuy nhiên, những biện pháp này thường chỉ có khả năng làm mờ những vết rạn mới, có màu đỏ, màu tím. Đối với những vết rạn lâu năm, khi chúng gần như đã trở thành sẹo trên da thì việc chữa khỏi là rất khó khăn.
2. Trị rạn da bằng kem
- Sử dụng kem tretinoin (retin-a) cũng là một cách để điều trị các vết rạn da. Loại kem này giúp phục hồi collagen, giúp da đàn hồi. Những vết rạn có màu đỏ hoặc hồng điều trị bằng kem tretinoin sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng kem tretinoin để bôi khi mang thai.
- Những sản phẩm kem chứa axit glycolic cũng thường được dùng để trị rạn da. Tuy nhiên, loại kem này chỉ làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn hiện tại. Chúng không có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành vết rạn mới.
3. Trị rạn da bằng các công nghệ thẩm mỹ
- Phương pháp laser: Kích thích sự phát triển của collagen và elastin. Giải pháp này hiệu quả cao đối với những vết rạn màu đỏ, tím.
- Phương pháp excimer laser: Có tác dụng kích thích da sản sinh melanin, làm hài hòa màu da vùng bị rạn với các vùng da xung quanh.
- Kỹ thuật mài da siêu dẫn Microdermabrasion: Đây là phương pháp làm mịn da nhờ loại bỏ những lớp sừng trên bề mặt da.
- Lăn kim và công nghệ phi kim: Sử dụng những đầu kim tác dụng vào da, kích thích sự sản sinh collagen và elastin, nuôi dưỡng lớp tế bào da mới.

IV. Tổng kết
Như vậy, để điều trị rạn da có rất nhiều biện pháp với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các bạn có thể trị rạn da tại nhà cũng như đến với những cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm các vết rạn da, bạn nên đến gặp chuyên gia và bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và trợ giúp hiệu quả, nhanh chóng nhất.
TIN TỨC MỚI
Các món ăn giảm béo bằng bơ vừa NGON vừa HIỆU QUẢ
Th1
GỢI Ý 9 cách giảm béo bắp tay không lên cơ hiệu quả nhất 2020
Th1
Những cách giảm béo bằng ca cao HIỆU QUẢ NHẤT
Th1
TOP 9 cách giảm béo loại bỏ mỡ thừa hiệu quả bằng bí đao
Th1
6 Bài tập Squat giảm béo bụng – Bí quyết có ngay vòng eo 56
Th1
Thực đơn giảm béo phì cho trẻ em trong 1 tuần từ 6 – 13 tuổi
Th1